[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra thị trường một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Công ty luật Việt An hướng dẫn quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trong năm 2020 như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Quý Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu cho Công ty Luật Việt An để Luật Việt An tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Tra cứu sơ bộ miễn phí: Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp thông tin.
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký Công ty Luật Việt An sẽ tư vấn và đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng sau này.
Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).
Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm
Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu thông qua Công ty luật Việt An thời gian từ 1-3 ngày làm việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký Luật Việt An sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của Quý khách hàng.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị
Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
Luật Việt An sẽ chuẩn bị các hồ sơ còn lại theo quy định cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm cho Công ty luật Việt An như sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Giai đoạn 2: Thời hạn thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu : 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Giai đoạn 4 : Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Công ty Luật Việt An thông báo tới Quý Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giao lại cho khách hàng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
TS Ryan Buck, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục quốc tế Texas (Mỹ), khuyên sinh viên quốc tế cần tìm hiểu từ điều rất nhỏ như tên gọi chức danh trong trường.
Cuộc sống trong các trường đại học Mỹ có thể khiến sinh viên sợ hãi. Với hơn 3.000 trường đại học và khoảng 20,4 triệu sinh viên, thật dễ để ngay cả những bạn chuẩn bị kỹ càng nhất cảm thấy lạc lõng giữa hệ thống. Tuy nhiên, bạn nên nhớ có hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế giống như bạn đang học tập tại Mỹ. Với một số mẹo đơn giản dưới đây, bạn sẽ có trải nghiệm tốt hơn.
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy định của trường
Biết thứ bậc, cơ cấu tổ chức của trường đại học có thể giúp bạn cảm thấy là một phần của cộng đồng và cũng giúp bạn biết nơi để nhờ hỗ trợ khi cần. Trước khi vào học, hãy tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, từ ngữ chỉ chức danh trong trường.
Bạn có thể tra cứu và nhớ các từ vựng chỉ chức danh như giám đốc điều hành, giám đốc học thuật, người phụ trách lựa chọn khóa học, người phụ trách chỗ ở của sinh viên và nhiều hơn nữa. Nó sẽ giúp bạn biết đang nói chuyện với ai và ai chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, “tham gia vào trò chơi thì nên nắm luật chơi”, hãy tìm hiểu quy định của trường. Ví dụ, khi nói đến chấm điểm, điểm ở Mỹ được tính theo tỷ lệ phần trăm của 100 và sau đó được chuyển đổi thành điểm bằng chữ.
Việc đạt điểm cao ở bài kiểm tra không phải lúc nào cũng đủ để bạn vượt qua môn học. Nhiều lớp dành tỷ lệ phần trăm nhất định trong điểm số cho sự chuyên cần, dự án và các yếu tố khác.
Lưu ý, một cuốn hướng dẫn sẽ được trao cho bạn khi bắt đầu môn học, khóa học. Nó như bản hợp đồng giữa sinh viên và giáo viên, phác thảo ra những gì phải làm, làm khi nào, như thế nào. Các quy định hay cơ cấu tổ chức khoa, địa điểm văn phòng, giờ làm việc đều được ghi trong đó. Bạn hãy sử dụng nó để ghi nhớ.
Cuối cùng, công việc học tập ở Mỹ có thể là thách thức với những sinh viên lười đọc và viết. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho điều đó để khỏi sốc.
2. Tra cứu các nguồn hỗ trợ thông tin
Văn phòng quốc tế ở bất kỳ trường đại học nào cũng là điểm liên lạc đầu tiên tại trường và sẽ nhanh chóng trở thành ngôi nhà mới của bạn. Nếu không chắc chắn về nơi để đi hoặc không biết hỏi ai, hãy bắt đầu tại văn phòng quốc tế, họ có thể cho bạn lời khuyên về các bước tiếp theo tốt nhất. Đừng quên họ là những chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp để hướng dẫn và tư vấn cho bạn.
Ngoài ra, các trường đại học Mỹ cung cấp rất nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh viên được thiết kế đặc biệt, đảm bảo tất cả sinh viên có mạng lưới hỗ trợ cần thiết để thành công trong giáo dục. Nếu biết cần đến đâu để được hỗ trợ, bạn sẽ không quá lo lắng mỗi khi cần làm thủ tục hành chính, bị bệnh hay khi cảm thấy quá tải, căng thẳng trong học tập.
Khi đến trường, hãy đi bộ xung quanh, tìm kiếm và ghi nhớ những nơi hỗ trợ thông tin như dịch vụ nhà ở, dịch vụ tư vấn, trung tâm y tế, dịch vụ pháp lý, cảnh sát trường hay dịch vụ gia sư.
3. Học cách kết nối và ghi chú
Kết nối và ghi chú là cơ hội duy nhất để tìm hiểu một nền văn hóa khác ngoài văn hóa của bạn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu, gặp gỡ những người mới. Mặc dù có thể dễ dàng gắn kết với các sinh viên khác trong lần đầu đến trường, hãy cố gắng phân nhánh và tham gia sự kiện với sinh viên Mỹ. Bạn cần có danh sách đầy đủ các tổ chức sinh viên thông qua website của trường hoặc trung tâm sinh viên.
Đừng lo lắng về việc gặp gỡ sinh viên Mỹ. Trở thành sinh viên quốc tế có nghĩa là bạn có một quan điểm độc đáo mà những người khác có thể không có. Nếu bạn lo lắng về việc tương tác với người lạ, hãy nghĩ về cách tóm tắt bản thân trong một vài câu. Nếu thực hành cách giới thiệu bản thân và những gì muốn nói, bạn có thể nói chuyện với mọi người dễ dàng hơn một chút.
4. Đừng ngại nhờ giúp đỡ
Đừng bao giờ ngại giơ tay hoặc yêu cầu làm rõ khi bạn không hiểu điều gì đó, ngay cả khi ở ngoài lớp học. Giáo dục đại học là thời gian để học hỏi và khám phá. Bạn cần nhớ nhiều sinh viên khác trong trường cũng phải xa nhà và cũng đang thích nghi với môi trường mới. Vì vậy, những thứ cần nhớ là các nguồn hỗ trợ, tham gia vào nhiều hoạt động, đồng ý khi có cơ hội và chắc chắn kết nối với càng nhiều người càng tốt.
Nguồn: