忍者ブログ

binbobiii

Nhìn lại 3 tuần giãn cách xã hội, Covid-19 có phải là cú hích lớn với Momo, Moca, VinID, Payoo.. và lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Nhìn lại 3 tuần giãn cách xã hội, Covid-19 có phải là cú hích lớn với Momo, Moca, VinID, Payoo.. và lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?

Covid-19 có phải cú hích cho ngành fintech?

Trong bối cảnh dịch Covid-19, thanh toán không dùng tiền mặt đang thể hiện ưu điểm khi tránh việc tiếp xúc trực tiếp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc đồng hành với người dân đối phó với dịch bệnh, trong 3 tháng đầu năm 2020, NHNN đã có 2 lần liên tiếp chỉ đạo Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), các ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán và điều chỉnh giảm giá sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân đối phó với dịch bệnh cũng như góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân.

Gần đây nhất ngày 31/3/2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, tạo cơ sở để các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN cho khách hàng, thời gian thực hiện từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

"Qua theo dõi của chúng tôi, giao dịch thanh toán trực tuyến của Napas có tăng so với 2019. Tuy nhiên về tổng thể số lượng giao dịch trong thời gian giãn cách xã hội giảm khoảng 10%, giảm 20% về mặt giá trị giao dịch.

Thực tế trong thời gian bệnh dịch, đa phần nhu cầu của mọi người tập trung vào các nhu cầu thiết yếu như lương thực thực phẩm, các hàng hóa phục vụ cho y tế cũng như giáo dục, còn các nhu cầu khác hàng ngày đều cắt giảm ở mức tối đa nên số giao dịch không tăng được như mọi người kỳ vọng. Thói quen của người Việt Nam chưa tin vào người bán trên mạng nên vẫn có thói quen khi nhận hàng mới trả tiền", ông Nguyễn Quang Hưng, Tổng giám đốc CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) nhận xét về thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn vừa qua trong phóng sự của VTV.

Theo ông Hưng, bên cạnh doanh nghiệp đang triển khai rất mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt thì còn có các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang thanh toán tiền mặt là chủ yếu vì mọi người vẫn e ngại công khai doanh số bán hàng. Theo đánh giá của Napas, đây cũng là một trong những rào cản trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.

Tuy nhiên dịch Covid-19 vừa qua với những doanh nghiệp có hạ tầng tốt thì vẫn tiếp tục cung cấp hàng hóa dịch vụ. Với các đơn vị chưa chuẩn bị hạ tầng tốt, vẫn thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt thì sẽ thấy có sự so sánh rất rõ ràng. Đây cũng là dịp nhìn lại lợi ích của việc chuẩn bị sẵn hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng các phương thức thanh toán mới sẽ giúp việc kinh doanh liên tục được, không bị đứt gẫy trong thời gian dịch bệnh.

Ví dụ theo số liệu của VinID, ngay trong thời gian thử nghiệm 2 tính năng Đi chợ và Mua sắm, chỉ trong vòng 3 tuần lễ, đơn vị này đã nhận được hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày, phục vụ trên 500.000 lượt đặt đơn hàng và 5 triệu lượt truy cập. Hiện 2 tính năng này đã sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng tại 2 vùng dịch lớn nhất cả nước là Hà Nội, TP.HCM và sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi ra các tỉnh, thành khác trên cả nước trong thời gian tới.

Theo thống kê nhanh của VinID, lượng khách hàng mua chủ yếu các sản phẩm qua ứng dụng trong tháng 3 tăng so với thời điểm chưa bùng phát dịch như sau: rau củ quả (tăng 31,6%), thịt tươi sống (tăng 45,9%), gạo (tăng 66,3%), thủy hải sản, kem và sữa (tăng 41,8%). Đặc biệt có những mặt hàng đồ khô (tăng 72,4%).

Liệu sau khi dịch Covid-19 kết thúc ngành ngân hàng, fintech có thể duy trì thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân không hay là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Theo ông Hưng, một mặt Covid-19 đem đến rủi ro thách thức một mặt cũng có những ưu điểm hay cơ hội mới đó chính là thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển tuy nhiên vấn đề là mức độ phát triển đến đâu

"Tôi không lạc quan Covid-19 sẽ thành cú hích thay đổi thị trường. Tôi chỉ nhận định rằng trong thời gian giãn cách 3 tuần vừa rồi đã có rất nhiều người có cơ hội thử các phương thức thanh toán mới. Hết bệnh dịch họ sẽ xem đây là một phương tiện thay thế cho tiền mặt, từ đó dần dần thay đổi thói quen và thay đổi hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Qua đó sẽ tăng lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam", Tổng giám đốc CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) đưa ra nhận định khá thận trọng.

Tiềm năng thị trường thanh toán không dùng tiền mặt

Tại nhiều quốc gia, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến và là phương thức thanh toán chính chiếm tỷ trọng cao. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều động thái tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, như ban hành các quyết định phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công...

Nguồn: http://dichvudoanhnghiepadz.bravesites.com/entries/general/nhìn-lại-3-tuần-giãn-cách-xã-hội-covid-19-có-phải-là-cú-hích-lớn-với-momo--moca--vinid--payoo---và-lĩnh-vực-thanh-toán-không-dùng-tiền-mặt-tại-việt-nam-
PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R